Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là một ngày Tết truyền thống tại một số nước phương đông.
1.Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc tết Đoan Ngọ
a.Tết Đoan Ngọ là gì?
Theo nhiều nguồn tìm hiểu thì Tết Đoan Ngọ được định nghĩa như sau: Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước phương Đông như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan Ngọ thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
b.Nguồn gốc tết Đoan Ngọ
Về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ: Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa Phương Đông và được truyền từ đời này sang đời khác. Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ những truyền thuyết khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng thực chất đều gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Giải thích thêm từ “Đoan Ngọ”. Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Ở đất nước Trung Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ việc tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên – người đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử. Nói thêm về Khuất Nguyên: Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, cũng có một truyền thuyết khác về ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc đó là: tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
*Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vì sao có Tết Đoan Ngọ, việc ra đời Tết mùng 5 tháng 5 còn gắn liền với một sự tích: Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
>> Xem thêm: Tết Nguyên Tiêu là gì? Tết Nguyên Tiêu ngày nào?
2.Ý nghĩa tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Về ý nghĩa tết Đoan Ngọ thì được hiểu như sau:
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là “Tết diệt sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết Diệt sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ Diệt sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…
>> Xem thêm: Gợi ý những mâm cơm cúng ông táo 23 tháng chạp đơn giản
3.Tết Đoan Ngọ năm 2020 là ngày mấy?
Tết Đoan Ngọ năm 2020 là ngày mấy hay mùng 5 tháng 5 năm 2020 là ngày mấy dương lịch? Theo như tìm hiểu thì năm nay, tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 25/6/2020 dương lịch tức ngày 5/5/2020 âm lịch. Nhằm ngày Kỷ Hợi, tháng Nhâm Ngọ, năm Canh Tý. Trong đó, gia chủ có thể tham khảo các giờ tốt trong ngày: Sửu (01h-03h), Thìn (07h-09h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h, Hợi (21h-23h)
Vậy là #Quatetsumvay đã cùng bạn tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ năm 2020 là ngày mấy? Hi vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Bài viết dựa vào những thông tin về chia sẻ từ các nguồn internet & trang https://vi.wikipedia.org/wiki/Tết_Đoan_ngọ , … và những hình ảnh từ nguồn internet.