Ngày Thất Tịch là ngày gì? Câu chuyện nguồn gốc, Ý nghĩa & Món ăn

Ngày Thất Tịch là ngày gì

Ngày Thất Tịch là ngày gì, nó mang ý nghĩa & có nguồn gốc như thế nào? Vào ngày thất tịch tại sao giới trẻ ưa thích món chè đậu đỏ? 

Ngày thất tịch là ngày gì? mà đi đâu giới trẻ cũng bàn tán, những nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất Tịch.

1.Ngày thất tịch là ngày gì?

Ngày lễ Thất Tịch còn có nhiều tên gọi khác đó là “ngày ông Ngâu bà Ngâu” hay ngày lễ tình yêu Đông Á rơi vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. 

Ngày Thất Tịch là ngày gì
Ngày Thất Tịch là ngày gì

Theo tìm hiểu từ nguồn Wikipedia thì ngày lễ Thất Tịch được hiểu như sau: Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông, nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. 

Ngày Thất Tịch (ngày Thất Tịch, hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”), dựa theo truyền thuyết xưa, dân gian chọn ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày Thất Tịch. Như vậy, theo Dương lịch, lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba, 25/8/2020.

@Xem thêm: 7 Món quà tết ý nghĩa cho khách hàng “Nhìn là mê”

2.Nguồn gốc ngày Thất Tịch?

Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Nguồn gốc ngày Thất Tịch
Nguồn gốc ngày Thất Tịch

 

Theo tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng rồi một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau một lần.Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước.

Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau. Tiết Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh ngát. Nếu lắng tai nghe, bạn có thể nghe được âm thanh như lời thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang thổ lộ tình yêu sau thời gian dài xa cách.

Ngày Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Theo như tên gọi, ngày này luôn rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Ở Trung Quốc, ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

3.Ý nghĩa ngày Thất Tịch

Vậy ngày Thất Tịch có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Ý nghĩa ngày Thất Tịch
Ý nghĩa ngày Thất Tịch

 

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

4.Món ăn trong ngày Thất Tịch

Khi nhắc đến món ăn ngày lễ Thất Tịch chắc chắn không thể không kể đến món chè đậu đỏ.  Không rõ từ bao giờ, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch đã trở thành một trong những cách “thoát ế” được truyền miệng trong dân gian. Người ta cho rằng, việc ăn chè đậu đỏ trong ngày này sẽ giúp cho chuyện tình cảm của các cặp đôi yêu nhau được suôn sẻ, còn đối với những người chưa yêu thì sẽ tìm được ý trung nhân cho mình.

Món ăn trong ngày Thất Tịch
Món ăn trong ngày Thất Tịch

 

Nhiều gia đình người Hoa tại Việt Nam (khu vực quận 5 chợ lớn Sài Gòn) thường làm mâm cỗ trong ngày Thất tịch, bày một số bánh trái sản vật đặc sắc gắn liền với truyền thuyết về lễ hội này như bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, hoa, trà, củ ấu, đậu phộng rang (nguyên vỏ), 7 loại trái cây theo mùa… 

5. Tìm hiểu ngày lễ thất tịch ở Nhật Bản

Lễ hội Tanabana
Lễ hội Tanabana

 

Giống như Thất Tịch và Chilseok (Hàn Quốc), Tanabata được lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian nổi tiếng của Trung Quốc: Ngưu Lang Chức Nữ – 牛郎織女. Một số phiên bản khác được viết trong Man’yōshū.

Orihime (織姫, Công chúa Dệt) là con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế, mang bộ quần áo đẹp ở bên bờ Amanogawa (天の川, Milky Way – Ngân Hà). Thiên Đế cha cô ưa thích bộ áo quần mà cô mặc, nên cô đã cật lực hằng ngày dệt nó. Orihime rất buồn vì làm việc chăm chỉ, cô không bao giờ có thể gặp và yêu ai. Lo lắng về con gái của mình, Thiên Đế đã sắp xếp cho cô gặp Hikoboshi (彦星, sao Cao bồi – Cowman/Cowherd Star, nghĩa đen là sao Con trai – Boy Star. Còn được gọi là Kengyū (牽牛)) sống và làm việc ở phía bên kia của Amanogawa. Hikoboshi với công việc chăn bò.

Khi hai người gặp nhau, họ yêu nhau ngay lập tức và kết hôn ngay sau đó. Tuy nhiên, một khi đã kết hôn, Orihime sẽ không còn dệt vải cho Thiên Đế và Hikoboshi cho phép những con bò của mình đi lạc trên Thiên đàng. Trong cơn giận dữ, Thiên Đế đã tách hai vợ chồng qua hai bờ Amanogawa và cấm họ gặp nhau. Orihime trở nên tuyệt vọng vì mất chồng và yêu cầu cha cô cho họ gặp lại nhau. Thiên Đế cảm động trước những giọt nước mắt của con gái mình và cho phép hai người gặp nhau vào ngày thứ 7 tháng 7 nếu cô làm việc chăm chỉ và hoàn thành việc dệt vải. Lần đầu tiên họ cố gắng gặp nhau, tuy nhiên, họ thấy rằng không thể qua sông vì không có cây cầu nào ở Amanogawa.

Orihime đã khóc rất nhiều đến nỗi một đàn chim ác là (Magpie) ma thuật đã đến và hứa sẽ làm một cây cầu bằng đôi cánh của chúng để cô có thể qua sông. Người ta nói rằng nếu trời mưa trên Tanabata, những con ác là không thể đến vì sự dâng cao của nước sông và hai người yêu nhau phải đợi đến một năm nữa mới gặp nhau. Cơn mưa của ngày hôm ấy được gọi là Nước mắt của Orihime và Hikoboshi.

Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tanabata

6.Ngày Thất Tịch của người Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng là một đất nước có ngày lễ Thất Tịch và mang ý nghĩa riêng & câu chuyện riêng. Lễ Thất Tịch trong văn hóa của người Hàn Quốc còn được gọi là lễ Chilseok, ý nghĩa và các hoạt động cũng có khá nhiều khác biệt so với văn hóa Trung Hoa. Lễ Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.

Ngày lễ Chilseok

 

Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

 

7.Ngày thất tịch 2020 là ngày mấy

Theo như lịch 2020 thì ngày lễ thất tịch năm 2020 rơi vào thứ 3, ngày 25 tháng 8 năm 2020. 

Vậy là @quatetsumvay đã cùng bạn tìm hiểu về ngày lễ Thất Tịch (ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch) về nguồn gốc & ý nghĩa. Hi vọng với những nội dung này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngày lễ Thất Tịch.

@Xem thêm: 15 Quà Tết Ý Nghĩa 2021 Tặng Người Thân, Bạn Bè “Tặng Là Thích”

07 6789 4759