Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ

Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ

Biết được danh sách những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ, sẽ giúp cho các bạn có thể chủ động mua sắm hoặc nấu nướng để cho ngày Tết Đoan Ngọ tươm tất hơn nhé!

Tết Đoan Ngọ hay còn nhiều tên gọi khác như tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ hay đơn giản là ngày tết mùng 5  tháng 5. Đây là ngày tết truyền thống của người dân Việt Nam, trong ngày tết thì không thể thiếu những món ăn. Vậy những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ là những món gì? Tất cả sẽ được bật mí dưới đây.

Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ
Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ

1.Bánh ú tro

Đầu tiên thực đơn không thể thiếu trong danh sách những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ đó là bánh ú tro. Bánh ú tro còn được gọi là bánh tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng… Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.

Bánh ú tro
Bánh ú tro

Bánh ú tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị ngọt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngáy rất tốt.

Khi làm bánh, người ta thường làm rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Ngày mùng 5 tháng 5 cũng là dịp đầu hè, được thưởng thức món bánh ngon ngọt, thanh mát vừa giản dị mà lại dân dã như vậy thì quả là tuyệt vời.

Thông thường vào khoảng ngày mùng 4 tháng 5 âm lịch hàng năm, đi qua các khu chợ thì bạn đã thấy nhiều tiểu thương bày bán theo dạng một sâu chục cái. Vào ngày Tết Đoan Ngọ nếu bạn không biết làm bánh này có thể ra chợ hoặc siêu thị mua về thờ cúng.

2.Cơm rượu nếp

Tiếp đến trong danh sách những món ăn cần có trong ngày tết Đoan Ngọ đó là món cơm rượu nếp. Theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.

Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp

Về cách làm rượu nếp thì cũng không quá khó. Rượu nếp được làm từ xôi nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Tùy ở mỗi nơi mà cách chế biến cơm rượu nếp lại khác nhau. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, còn cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc.

3.Chè trôi nước

Tiếp đến món thứ 3 trong thực đơn những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Diệt Sâu Bọ đó là món chè trôi nước. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.

Chè trôi nước
Chè trôi nước

4.Thịt vịt

Nếu như bánh tro, chè trôi nước hay cơm rượu nếp là những cái tên quen thuộc ở các miền Nam, Bắc thì thịt vịt lại là món ăn không thể thiếu ở nhiều địa phương của miền Trung. Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày tết này. Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.

Thịt vịt

Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Theo đông y, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ thể sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.

5. Trái cây

Sẽ thật sự thiếu sót nếu không nhắc đến trái cây trong những ngày lễ. Đặc biệt trong ngày tết Đoan Ngọ thì phải có dĩa trái cây để dâng lên bàn thờ gia tiên. Bên cạnh đó, việc ăn trái cây đầu mùa, không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. 

Trái cây tết đoan ngọ
Trái cây tết đoan ngọ

 

Nếu như ở miền Nam, thời điểm tết Đoan Ngọ đang mùa mận, xoài, chôm chôm, dưa hấu, sầu riêng, măng cụt thì ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đình.

Vậy là chúng tôi đã giới thiệu đến cho các bạn những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ, hi vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt cho ngày tết Đoan Ngọ năm nay. 

07 6789 4759